Header Ads Widget

Những lưu ý cho người mới lái xe ô tô

Dù là lái xe ô tô lâu năm hay mới lái thì ai cũng phải trải qua những ngày đầu chập chững, bỡ ngỡ thậm chí là lo lắng. Mới lái ô tô, chắc chắn trong chúng ta ai cũng gặp một số khó khăn. Đơn giản vì đây là một công việc bạn chưa bao giờ làm trước đó, đừng lo lắng, sau đây là một số mẹo nhỏ SuaChuaOTo.net để bạn có thể tham khảo giúp bạn lái xe an toàn và đúng cách hơn.

Đi xe nhỏ

Khi mới lái xe, bạn cần tránh sử dụng những chiếc xe động cơ dung tích lớn, công suất cao, những chiếc xe sang trọng, đắt tiền. Những chiếc xe này có sức mạnh lớn, khả năng tăng tốc nhanh, dễ tạo nên cảm giác tự tin thái quá cho bạn. Sự tự tin sẽ khiến bạn chạy xe với tốc độ cao, tăng tốc nhanh, trong khi kĩ năng của bạn chưa đủ để xử lý, và dễ dàng gây ra tai nạn.

Mỗi sơ xuất trên những chiếc xe có động cơ dung tích lớn sẽ dẫn tới tai nạn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những chiếc xe nhỏ. Vì vậy, khi mới tập lái, hãy chọn những chiếc xe nhỏ gọn, động cơ dung tích từ 1.0 đến 1.4 lít, dễ dàng sửa chữa với chi phí rẻ.

Mua bảo hiểm

Dù mới tập lái hay lái xe có kinh nghiệm, bạn cũng nên mua bảo hiểm cho chiếc xe của mình. Đặc biệt là với người mới lái xe, việc va đụng là khó tránh khỏi dù bạn có cẩn thận tới đâu, vì vậy hãy tìm hiểu và mua bảo hiểm để tiết kiệm chi phí sửa chữa.

Làm quen với thao tác trên xe

Lên bất kỳ chiếc xe nào, bạn cũng cần làm quen với các vị trí trên xe. Thực hành thao tác côn, ga, phanh, cần số, phanh tay … khi xe chưa chạy, nhằm nhớ vị trí để thao tác chính xác khi lái xe.

Chỉnh ghế lái, chỉnh vô lăng, chỉnh gương chiếu hậu sao cho bạn có tư thế ngồi lái, tư thế đặt tay vô lăng và góc quan sát tốt nhất qua gương chiếu hậu.

(Xem thêm: Thuê xe limousine tphcm)

Nhớ cài dây an toàn trước khi khởi động xe. Nếu bạn không cài dây an toàn thì túi khí không những không cứu mạng bạn trong những tình huống tai nạn mà còn gây nguy hiểm hơn.

Đi chậm, chắc

Mới lái xe không nên tăng tốc đột ngột và đi với tốc độ cao. Hay tập các kỹ năng lái xe chính xác ở tốc độ thấp, sau đó mới tăng dần tốc độ.

Hãy luôn nhớ, điều quan trọng nhất khi lái xe chính là đi an toàn và chính xác, không phải là đi nhanh. Cứ từ từ tham gia giao thông và đừng vì tự ti mới học lái xe mà chạy vội vàng.

Tất cả các tài xế đều trải qua một thời gian bỡ ngỡ khi mới lái xe, vì vậy họ có thể thông cảm cho bạn.

Nhìn gương

Khi mới lái xe, chúng ta thường xuyên quá chú ý tới phía trước mà quên không quan sát gương chiếu hậu. Hãy tập thói quen nhìn gương để quan sát 2 bên đường và phía sau xe. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những tình huống mà người mới lái hay gặp phải như tạt đầu xe khác, cọ thành xe vào ven đường khi đi quá sát, chèn vạch.

Điều quan trọng nhất là lùi xe, đừng quay đầu lại hay thò đầu ra ngoài cửa sổ để lùi, mà hãy thực hành thật quen kỹ năng nhìn gương và lùi.

Nhường đường

Đi chậm và chắc, đương nhiên bạn sẽ bị những xe phía sau bấm còi, nháy đèn passing xin vượt. Đừng cuống cuồng tạt ngang hay mất bình tĩnh và tăng tốc từ tiếng còi ấy.

Hãy bình tĩnh nhìn gương chiếu hậu, nếu có khoảng trống an toàn, gạt xi-nhan và nhường đường. Luôn nhớ thao tác cần chính xác và không vội vàng.

Sau khi xe đằng sau đã vượt, hãy quay trở lại làn đường cũ và chờ đợi lần bấm còi xin vượt tiếp theo. Làm quen với cách nhường đường cũng sẽ giúp bạn tăng kỹ năng lái xe.

Giữ khoảng cách

Giữ khoảng cách là điều khó nhất cho người lái xe, đặc biệt là khi di chuyển trong các thành phố đông đúc như Hà Nội hay TPHCM.

Ô tô không bao giờ đỗ với khoảng cách bạn đọc trong sách, xe máy thì liên tục chen ngang vào đầu xe bạn, hai bên sườn xe sẽ toàn là xe máy với khoảng cách chỉ 5-10 cm, nếu vào giờ cao điểm.

Tất cả các tài xế dù non hay già đều gặp phải tình huống này, nhưng các bác “tài già” thừa kinh nghiệm để đọc khoảng cách thế nào là đủ để không va chạm.

Hãy tập luyện cách đọc khoảng cách này. Tất nhiên đừng tập luyện khi tắc đường bởi có lẽ bạn sẽ phải đền ốm trước khi có thể cảm nhận được cảm giác về khoảng cách.

Tìm một đoạn đường vắng xe qua lại, nhờ một người xi-nhan cho mình, bạn hãy tập tiến dần tới một chiếc xe máy, ô tô và dừng lại trước khi va chạm. Hãy cảm nhận và đo đạc khoảng cách an toàn giữa đầu xe mình và các xe phía trước. Nên nhớ, mỗi chiếc xe đều có phần đầu xe dài ngắn khác nhau, nên việc cảm nhận khoảng cách phía trước là rất cần thiết mỗi khi đi một chiếc xe lạ.

Nhìn biển báo

Hãy tập thói quen nhìn mọi biển báo giao thông trên đường, nếu như không muốn liên tục nộp phạt cho cảnh sát giao thông.

Biển báo hạn chế tốc độ, biển cấm ô tô, cấm dừng đỗ, biển được phép rẽ phải khi có đèn đỏ …, tất cả đều cần bạn quan sát để có thể không phạm luật.

Đừng bám đuôi những chiếc xe cao to như xe khách, xe tải, xe buýt, bạn sẽ mất hết tầm nhìn và quan sát biển.

Quay đầu

Quay đầu là kỹ năng khá cơ bản khi lái xe, nhưng lại không hề dễ dàng, nhất là với những người mới lái xe. Với điều kiện giao thông đông đúc, các xe luôn bấm còi thúc giục, việc quay đầu ở đoạn đường đông cần một sự bình tĩnh nhiều hơn là kỹ năng.

Ở những nơi có biển báo được phép sang đường, quay đầu, hay xi-nhan từ sớm, khi áp sát nơi có thể quay xe thì từ từ đánh lái, quan sát gương chiếu hậu.

Ở những phố cần áp dụng kiểu quay đầu giữa đường (rất nhiều ở Việt Nam), cần quan sát và tìm vị trí có thể quay đầu được mà ít ảnh hưởng tới giao thông trên đường nhất.

Kỹ năng bạn có thể tập luyện, nhưng áp lực từ các phương tiện khác, còi xe … nhiều khi sẽ khiến bạn quên hết kỹ năng, vì vậy cần bình tĩnh trong những tình huống khó.

Đỗ xe, lùi chuồng

Đỗ xe theo kiểu ghép ngang hay lùi chuồng đều cần thiết có một kỹ năng lái xe khéo léo. Khoảng cách tiêu chuẩn để đỗ xe ghép ngang không bao giờ đủ ở Việt Nam, vì vậy bạn cần lùi xe khéo léo hơn, cẩn thận hơn.

Bình tĩnh thực hiện việc đỗ xe của mình, quan sát gương chiếu hậu, nhưng đừng quá tự tin. Tự tin khi lái xe trong khi bạn chưa có kỹ năng tốt đồng nghĩa với việc gây va chạm. Nếu thấy khó, hãy yêu cầu sự trợ giúp, nhờ người xi-nhan.

Những lưu ý dành riêng cho các chị em khi mới biết lái xe

1. Chỉnh ghế ngồi cho phù hợp

Một tài xế  dù mới hay đã có kinh nghiệm, trước khi cầm vô lăng việc quan trọng nhất là phải điều chỉnh ghế ngồi sao cho phù hợp với bản thân. Không ngồi quá xa hay quá gần vô-lăng, hãy điều chỉnh ghế để có một vị trí thoải mái nhất.

Điều này không chỉ giúp tài xế bớt mệt mỏi trong quá trình lái mà còn giúp có vị trí quan sát tốt nhất và không gây ảnh hưởng khi cần xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.

Ngoài ra, việc điều chỉnh vị trí ngồi đúng cách còn giúp tài xế hạn chế những tổn thương khi có va chạm xảy ra. Các tài xế cũng phải nhớ thắt dây an toàn trước khi lái xe.

2. Điều chỉnh gương chiếu hậu

Sau khi chỉnh ghế, thì việc điều chỉnh gương chiếu hậu trong và ngoài xe ô tô là một trong những quy tắc vô cùng quan trọng trước khi bạn lái xe trên đường. Vì nó giúp bạn quan sát được các phương tiện, chướng ngại vật hai bên và phía sau xe trong quá trình điều khiển xe trên đường và khi lùi.

Vì vậy sau khi đã có tư thế ngồi lái phù hợp, các tài xế bắt đầu điều chỉnh gương chiếu hậu để có tầm quan sát tối ưu nhất. Đặc biệt, đối với những xe lạ thì đây là điều vô cùng quan trọng. Nhiều tài xế từng ví: "Gương chiếu hậu của ô tô giống như đôi mắt thứ 2 của tài xế khi tham gia giao thông".

3. Không đi giầy cao gót khi lái xe

Theo các chuyên gia lái xe an toàn, khi lái xe ô tô, các nữ tài xế nên đi giầy đế bằng và thoải mái, tuyệt đối không mang giày cao gót hoặc bốt giày cao để lái xe ô tô.

Việc đi giày cao gót khi lái xe là hoàn toàn không hợp lý, khi đạp và mắc kẹt chân ga thì không chỉ gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông xung quanh mà còn là mối hiểm họa cho chính các chị em phụ nữ lái xe. Vì thế hãy luôn để một đôi giày riêng mỗi khi lái xe, còn khi dừng thì đổi sang giầy cao gót hoặc bốt cao sau.

Việc dùng giày cao gót sẽ khiến phụ nữ gặp khó khăn khi điều khiển chân ga, chân phanh, thậm chí luống cuống đạp nhầm từ chân phanh sang chân ga, đặc biệt là trong những tình huống cấp bách nguy hiểm, khi di chuyển trên các tuyến đường có mật độ người và phương tiện tham gia giao thông đông đúc.

4. Lựa chọn trang phục gọn gàng, thoải mái

Không chỉ có giầy cao gót hay bốt cao có thể gây nguy hiểm cho các chị em khi lái xe, mà trang phục quá rườm ra, gò bó... cũng là yếu tố có thể gây ra những tai nạn không đáng có.

Theo Nguyễn Anh Tuấn - một giáo viên dạy lái xe ở Hà Nội, việc nhiều chị em khi lái xe hay mặc áo chống nắng, quấn khăn, đội mũ, mắc váy lòe xòe... đã vô tình đang gây nguy hiểm cho chính bản thân, người đi đường hay ngồi trong xe khi lưu thông trên đường phố. Bởi trang phục không phù hợp sẽ khiến bản thân khó quan sát khi lái xe, không kịp xử lý nếu có tình huống bất ngờ hay bị vướng, kẹt vào các chi tiết trên xe gây tai nạn.

"Do vậy, quan nhiều năm kinh nghiệm, tôi khuyên các chị em đặc biệt là mới lái nên chọn trang phục cho phù hợp khi lái xe. Nếu trường hợp phải sử dụng các trang phục cầu kỳ thì hãy nên sử dụng phương tiện công cộng: Taxi, Grap... cho đam bảo an toàn" - anh Tuấn lưu ý.

5. Thử chân ga, chân phanh nhiều lần

Sau khi đã điều chỉnh ghế và kính chiếu hậu, thì một điều khác quan trọng cần kiểm tra trước khi cho xe lăn bánh chính là chân ga, phanh (xe số tự động) và thêm chân côn (xe số sàn).

Với thao tác kiểm tra này bạn sẽ biết độ nặng, nhẹ của chân côn, ga và phanh. Điều này sẽ giúp bạn biết điều phối lực ở chân khi tác động lên các chân giúp đảm bảo không có sự cố ngoài ý muốn nào xảy ra trên đường.

Đặc biệt là đối với phanh, trước khi nổ máy, bạn hãy đạp vào chân phanh 3 - 5 lần, nếu chân phanh cứng lại và đứng yên thì hệ thống trợ lực phanh còn hoạt động tốt. Khi xe nổ máy, chân phanh sẽ phải từ từ hạ xuống vị trí ban đầu chứ không được đứng yên tại vị trí đó.

Còn nếu bạn không nổ máy mà đạp chân phanh thấy hẫng và muốn nhấn bao nhiêu lần cũng được có nghĩa hệ thống trợ lực chân không đã mất tác dụng. Lúc này, tốt nhất bạn nên gọi thợ đến kiểm tra tại chỗ hoặc gọi xe cứu hộ, đừng mạo hiểm đưa xe ra đường.

6. Không nên quá áp sát xe phía trước và lùi quá gần với vật cản phía sau

Đối với những tài xế mới lái xe thì việc căn (ước lượng) khoảng cách từ đầu hay đuôi xe tới vật cản, phương tiện trên đường... là điều có nhiều khó khăn.

Vì vậy, khi tham gia lưu thông trên đường hay lùi xe, các tài xế mới hãy cho xe dừng/đỗ xa (đỗ non) hơn bình thường để tránh những va chạm không đáng có.

Đồng thời, hãy giữ khoảng cách đối với các xe phía trước để có nhiều thời gian xử lý hơn trong trường hợp tình huống bất ngờ xảy ra. Không nên bám quá sát với các phương tiện phía trước.

7. Không dùng điện thoại khi đang lái xe

Dù là lái mới hay cũ, việc sử dụng điện thoại khi lái xe là một điều tuyết đối không được làm. Vì chỉ một giây phút lơ là là bạn hoàn toàn có thể gây ra tai nạn. Đặc biệt là đối với tài xế mới khi thao tác xử lý chưa thuần thục và kinh nghiệm cũng chưa nhiều.

Không sử dụng điện thoại khi lái xe vì dễ gây mất tập trung.

Một nghiên cứu từ Viện Giao thông Công nghệ Virginia (Mỹ), cho thấy, nhắn tin khi lái xe có thể tăng nguy cơ vụ va chạm tăng lên 23 lần so với khi tập trung lái xe.

8. Không xem phim khi lái xe

Hiện nay, hầu hết các mẫu xe đều được trang bị màn hình giải trí nên nhiều người thường sử dụng để xem phim khi lên xe. Tuy nhiên, đây là một thói quen rát nguy hiểm vì gây xao nhãng cho tài xế.

Vì vậy, khi lái xe các tài xế không nên bật phim vì sẽ khiến bạn xao nhãng, không tập trung cho việc điều khiển xe. Điều này sẽ rất dễ dẫn đến tai nạn hoặc va chạm với các phương tiện giao thông khác.

Mối nguy lớn nhất đối với các tài xế trên đường là những người điều khiển phương tiện khác, do đó hãy luôn luôn tập trung nhìn đường thay vì chiếc điện thoại hay màn hình trên ô tô của mình.

Ngoài ra, một số chị em còn tranh thủ trang điểm khi lái xe và đây cũng là một thói quan nguy hiểm. Vì vậy, dù đã lái lâu hay mới lái, chị em nên bỏ ngay thói quen này nêu không muốn xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.

9. Không đạp thốc ga và phanh gấp

Đối với các tài xế mới thì việc cảm nhận chân côn, phanh và ga chưa được hoàn toàn chính xác và có thể điều khiển theo ý muốn. Vì vậy, bạn nên đi chậm, bình tĩnh để làm quen và cảm nhận chân côn, ga, phanh. Không đạp thốc ga khi cầm lái vì có thể bạn không làm chủ được sức mạnh của xe khi tăng tốc khiên xe lao đi mất kiểm soát...

Điều này rất dễ tạo ra những tình huống khó xử lý và có khả năng gây ra tai nạn đáng tiếc.

10. Tạo thói quen khóa các cửa khi lên xe và quan sát khi xuống xe

Dù là người mới hay cũ, nam hoặc nữ lái xe thì đây là những thói quen bạn nên tập và duy trì vì nó sẽ giúp bạn và người khác được an toàn hơn.

Đầu tiên, việc khóa cửa các xe khi lên sẽ giúp những hành khách nhỏ tuổi hay không quen đi ô tô không mở được cửa khi xe đang chạy và cũng giúp thông báo cho người lái biết chắc chắn các cửa xe đã được đóng đúng cách.

Còn mỗi khi xuống xe, dù là người lái hay ngồi ở vị trí nào của xe thì cũng nên quan sát phía sau rồi hãy mở và nên mở từ từ để tránh nguy hiểm cho người đi đường./.

Nguồn: SuaChuaOTo.net